Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN); Định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ở tất cả các cơ sở GDNN trong giai đoạn tiếp theo; Sáng ngày 02/7/2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thảo trực tuyến “Đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp – Định hướng và giải pháp”.
Đại diện Lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum có: TS BS Lê Trí Khải – Hiệu trưởng, TS Huỳnh Văn Chung – Phó Hiệu trưởng; Tập thể Lãnh đạo và toàn thể viên chức Phòng NCKH&HTQT tham dự Hội thảo.
TS BS Lê Trí Khải – Hiệu trưởng KTCC tham dự Hội thảo trực tuyến. Ảnh: Trần Hữu Thọ
Phát biểu Khai mạc Hội thảo, Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN khẳng định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học trong hệ thống GDNN. Theo đó, các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, thực nghiệm khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp góp phần không nhỏ cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống, khẳng định đóng góp to lớn của hệ thống GDNN đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân từ đó có những định hướng và giải pháp thiết thực để phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các cơ sở GDNN, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở tất cả 63 tỉnh, thành chia sẻ cụ thể các kinh nghiệm, khó khăn và thách thức phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GDNN tại địa phương.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Trần Hữu Thọ
Tại Hội thảo, Ông Phạm Xuân Thu – Đại diện Viện khoa học giáo dục nghề nghiệp trình bày báo cáo tổng quan kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN thời gian qua. Bên cạnh những thành tích đạt được về số lượng công trình khoa học công bố trong và ngoài nước, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sự gia tăng qua các năm, cơ sở vật chất, năng lực nghiên cứu của nhà giáo và đội ngũ cán bộ đã được chú trọng,… Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, trong đó, các vấn đề về năng lực đội ngũ, cơ chế, chính sách, hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, thêm vào đó, sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động này vẫn đang còn là vấn đề cần có sự tập trung nhiều giải pháp. Từ những vấn đề đặt ra, Đại diện Viện khoa học giáo dục nghề nghiệp đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN thời gian tới.
Phát biểu, trao đổi tại Hội thảo, PGS Bùi Thế Dũng, PGS Hoàng Văn Tiến chia sẻ những quan điểm về: Các tiềm năng của hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN; Chú trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu, phát triển năng lực thuyết minh đề tài cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ ở các cơ sở GDNN hướng tới chuyên nghiệp hóa đồng thời chú trọng tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở GDNN, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong hệ thống GDNN.
Phát biểu, trao đổi tại Hội thảo, PGS Bùi Thế Dũng, PGS Hoàng Văn Tiến chia sẻ những quan điểm về: Các tiềm năng của hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN; Chú trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu, phát triển năng lực thuyết minh đề tài cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ ở các cơ sở GDNN hướng tới chuyên nghiệp hóa đồng thời chú trọng tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở GDNN, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong hệ thống GDNN.
PGS Bùi Thế Dũng trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: Trần Hữu Thọ
PGS Hoàng Văn Tiến trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: Trần Hữu Thọ
Đại biểu các Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội, các cơ sở GDNN chia sẻ các kinh nghiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ tại địa phương, đơn vị; những khó khăn, bất cập trong việc tăng cường thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học đồng thời đề xuất tăng cường các chính sách dành riêng cho hoạt động khoa học và công nghệ trong hệ thống GDNN.
Đại diện các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở GDNN trao đổi tại Hội thảo.
Ảnh: Trần Hữu Thọ
Ảnh: Trần Hữu Thọ
Đại diện Vụ học sinh, sinh viên; Bà Trần Vũ Minh Huyền trao đổi về tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của HSSV; thông tin các chế độ, chính sách liên quan đồng thời đề nghị các cơ sở GDNN tăng cường và phát triển hơn nữa các chương trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo gắn với công nghệ số và chuyển đổi số…
Bà Trần Vũ Minh Huyền – Đại diện Vụ học sinh, sinh viên phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trần Hữu Thọ
Phát biểu Kết luận Hội thảo, trên cơ sở bám sát các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN một lần nữa khẳng định ý nghĩa của việc nhận thức đúng vai trò, vị thế của GDNN đối với toàn xã hội; Phát huy hiệu quả những chính sách, chương trình của nhà nước đối với hệ thống GDNN; Tiếp tục phát huy thế mạnh của các chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ và năng lực nghiên cứu để phát triển hơn nữa hoạt động khoa học và công nghệ các cấp; Đa dạng hóa nội dung nghiên cứu, bám sát chiến lược phát triển của các cơ sở GDNN nói riêng và toàn hệ thống nói chung; Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đồng thời Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị trong thời gian tới, toàn hệ thống GDNN tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được; Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ chú trọng tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, chủ động, độc lập đăng ký và thực hiện các công trình nghiên cứu các cấp. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu ứng dụng nhằm phục vụ hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy, phát triển doanh nghiệp và nhân rộng mô hình các công trình đã nghiên cứu, kết nối các ý tưởng, các nhà trường, các doanh nghiệp, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước để cùng tạo ra các sản phẩm nghiên cứu giá trị, khẳng định sức mạnh của nghiên cứu khoa học trong hệ thống GDNN đối với toàn xã hội./.