Nhìn lại 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng HSSV (CĐCĐ Đồng Tháp)

(22/08/2012) – Với phương châm “không để một học sinh, sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí”, ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên nhằm hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng trong chi phí cho những học sinh, sinh viên hộ dân nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập.

Trên cơ sở Quyết định đó, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện chương trình vay vốn tín dụng trong HSSV của đơn vị, thông qua hoạt động cụ thể như:

– Ngay từ đầu năm học Nhà trường đã tuyên truyền, hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay và xác nhận vay vốn tín dụng cho tất cả HSSV  thông qua tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khóa, đầu năm học cho HSSV; đồng thời phổ biến bằng văn bản gửi đến các khoa, lớp HSSV; dán trên bản tin nhà trường.

– Giao cho Phòng Chính trị & CTSV là đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể HSSV hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, đối tượng của việc cho vay tín dụng đào tạo để từ đó các em ý thức trong việc sử dụng vốn vay có hiệu; xây dựng quy trình hướng dẫn thủ tục xin xác nhận cho vay đối với HSSV; trực tiếp hướng dẫn và cung cấp các biểu mẫu, thủ tục xin giấy xác nhận vay vốn,..

Qua 5 năm triển khai & thực hiện chương trình vay vốn tín dụng trong HSSV đã đạt được những kết qủa cụ thể sau:

Năm học

Tổng số

HSSV

Số HSSV xin giấy xác nhận vay vốn

Số HSSV

được vay vốn

Tổng số tiền

(đồng)

2007-2008

1.363

693

618

4.944.000.000

2008-2009

1.709

1.145

973

7.784.000.000

2009-2010

1.995

1.332

967

8.316.000.000

2010-2011

1.959

1.369

517

3.503.000.000

2011-2012

2.145

1.074

278

1.683.000.000

Cộng

9.171

5.613

3.353

26.230.200.000

Có thể nói, với những con số trên phần nào đã chứng minh rằng, việc HSSV được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cho việc  nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt và có đủ điều kiện để tiếp tục hoàn thành chương trình học tập trong thời gian tới, để khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định, có cuộc sống tốt và góp phần phục vụ xã hội ngày càng phát triển hơn.

Chương trình vay vốn tin dụng trong HSSV được sự đồng tình hưởng ứng rất cao của các phụ huynh và đã đi vào cuộc sống, trở thành chỗ dựa vững chắc cho hàng ngàn học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại trường được vay vốn tín dụng để khắc phục những nổi lo toan cho các khoản tiền trang trải, chi tiêu phục vụ cho việc đóng học phí,, ăn ở và sinh hoạt,… Điều đặc biệt là từ chương trình đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập của trường phát triển nhanh chóng, so với cùng kỳ  5 năm trước tỉ lệ HSSV đạt khá, giỏi tăng 16%, tỉ lệ HSSV phải bỏ học vì không có tiền trang trãi cho việc học không có.

\

Hướng dẫn HSSV giấy xác nhận vay vốn

Mặc dù sớm khẳng định ý nghĩa thiết thực nhưng sau 5 năm triển khai, thực hiện chương trình tín dụng HSSV còn không ít hạn chế.

–  Ngân hàng chính sách xã hội là đơn vị xét duyệt (tổ tiết kiệm) xã, phường, thị trấn cho HSSV vay vốn nhiều nơi có những biểu mẫu khác nhau cho nên việc xác nhận của nhà trường diễn ra nhiều lần đối với một HSSV(không theo sự thống nhất chung của NHCS Tỉnh hướng dẫn).

– Thủ tục hành chính: một số địa phương xét duyệt cho vay đòi hỏi các giấy tờ kèm theo như giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự , giấy báo trúng tuyển trong khi HSSV đã có giấy xác nhận của nhà trường,… (gây khó khăn cho HSSV).

–  Số lượng xét cho vay chưa đáp ứng nhu cầu xin vay; số tiền vay chỉ đáp ứng đủ cho việc đóng học phí, trong khi đó còn nhiều khoản chi phí khác mà mỗi HSSV cần có để đảm bảo chi phí cho học tập, sinh hoạt.

– Công tác phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị chức năng trong công tác quản lý thu hồi tiền vay những HSSV khi ra trường chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Đặc biệt giữa NHCS với nhà trường chưa có sự  phối hợp nhịp nhàng trong việc thống kê số lượng HSSV được vay vốn.

– Một số địa phương còn yêu cầu HSSV xác nhận 02 lần trong một năm học (học kỳ/lần) không đúng với qui định hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách gây khó khăn cho HSSV.

Để Chương trình tín dụng HSSV phát huy hơn nữa tính nhân văn, ý nghĩa xã hội, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, ngân hàng, địa phương và các tổ chức xã hội để nắm bắt được con số HS, SV được vay , việc sử dụng vốn có đúng mục đích học tập hay không.

– Tăng cường tuyên truyền để người dân thuộc đối tượng hiểu rõ được mục đích chương trình. Nghiên cứu, cải tiến quy trình thủ tục hành chính giúp hộ vay vốn làm thủ tục thuận lợi.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối tượng xin vay, đối tượng được vay và việc sử dụng mục đích tiền vay, hiệu quả tín dụng đào tạo đối với HSSV.

– Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả việc xác nhận đối tượng HSSV xin vay vốn trong nhà trường.

– Mức cho vay 10.000.000đồng/HSSV/năm hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế về mức chi phí trong qúa trình học tập; khi mà học phí ở các trường tăng lên và giá cả thị trường có biến động, vì vậy đề nghị tăng mức cho vay để đảm bảo nhu cầu trang trải chi phí học tập và sinh hoạt cho các em.

–  Một số HSSV khi ra trường không tìm được việc làm mặc dù đã đến kỳ hạn trả nợ mà gia đình của những HSSV này không có điều kiện trả nợ đúng hạn (diện hộ nghèo, mồ côi cha mẹ…) cho nên cần phải có biện pháp để hỗ trợ.

Nguyễn Thị Loan – Phòng Chính trị & CTSV

Trả lời